1. Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là loại văn bản thỏa thuận giữa hai chủ thể chính là người sử dụng lao động và người lao động. Trong hợp đồng này sẽ có những nội dung quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ giữa các bên ký kết. Hai chủ thể sẽ ký kết hợp đồng lao động dựa trên tinh thần tự nguyện và tuân thủ các quy định của Nhà nước.
2. Các loại hợp đồng lao động
Dựa theo điều 20 của Bộ luật Lao động ban hành vào năm 2019, hợp đồng lao động được chia thành 2 loại dựa theo thời hạn của hợp đồng. Thời gian của hợp đồng này sẽ được tính từ lúc ký kết đến thời điểm phát sinh theo nội dung hợp đồng.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Đối với loại hợp đồng này, các bên ký kết sẽ không xác định chính xác thời gian kết thúc công việc. Ví dụ: B ký hợp đồng làm việc với công ty Y. Trong hợp đồng chỉ quy định về thời gian ký kết chứ không quy định về thời gian kết thúc của hợp đồng. Do đó, B có thể chấm dứt hợp đồng lao động khi có sự việc, vấn đề xảy ra làm chấm dứt quan hệ lao động.
Hợp đồng lao động có xác định thời hạn: Đây loại hợp đồng lao động có quy định thời hạn chính thức chấm dứt hợp đồng. Ví dụ: B ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp Y trong thời gian 24 tháng. Đến thời điểm kết thúc hợp đồng, nếu B không muốn tiếp tục ký hợp đồng với công ty Y thì quan hệ lao động của hai bên sẽ chấm dứt.
3. Nguyên tắc khi kết giao hợp đồng lao động
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được hiểu là những tư tưởng được quán triệt trong hợp đồng mà các bên phải tuân thủ trong thời gian giao kết. Khi ký kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ 3 nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc tự do và tự nguyện thỏa thuận: Hai bên ký kết hợp đồng lao động trên tinh thần tự do và tự nguyện. Khi ký kết xuất hiện xảy ra hành vi lừa gạt, hợp đồng lao đồng lúc này sẽ bị vô hiệu hóa.
- Nguyên tắc bình đẳng: Hai bên chủ thể trong hợp đồng lao động cần phải đối xử bình đẳng với nhau. Bất cứ bên nào gây ra sự bất bình đẳng trong thời hạn ký kết hợp đồng đều sẽ bị coi là vi phạm pháp luật của Nhà nước.
- Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể: Hợp đồng lao động chỉ được ký kết sau khi hai bên đã được thỏa thuận chung. Tuy nhiên, nội dung và điều lệ trong hợp đồng cần nằm trong khuôn khổ đạo đức và pháp luật của nhà nước cũng như là thỏa thuận lao động tập thể.
4. Người nào có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động?
Theo các quy định của Bộ luật Lao động 2019, đại diện của người sử dụng lao động sẽ là chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động. Đại diện của người sử dụng lao động có thể là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc người được ủy quyền theo hợp đồng. Ngoài ra, cả người lao động và sử dụng lao động đều cần có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định Nhà nước.
Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Nếu còn vướng mắc cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp lý trực tuyến: 0977.989.316 để được giải đáp. Trân trọng./.