CÁC THỦ TỤC MỞ PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN CẦN CHO VIỆC ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP PHÒNG KHÁM

·

·

1. Thủ tục mở đăng ký phòng khám tư nhân cơ bản

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân khi đời sống ngày càng được nâng cao, hiện nay các phòng khám nha khoa được thành lập ngày càng nhiều. Để đăng ký giấy phép phòng khám nha khoa các bạn cần chuẩn bị những hồ sơ gì, trình tự thủ tục mở phòng khám tư nhân trên thực tế như thế nào, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những vướng mắc trên.

Thủ tục mở phòng khám tư nhân

Hoạt động trong lĩnh vực y tế là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên thực tế, vì vậy để xin được giấy phép mở phòng khám tư nhân các bạn cần đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm:

Thứ nhất, điều kiện mở phòng khám tư nhân về tư cách chủ thể:

  • Trước hết tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của phòng khám nha khoa mà bạn phải thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty trong đó có ngành nghề kinh doanh liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh
  • Nếu quy mô vừa và nhỏ, các bạn chỉ nên thành lập hộ kinh doanh cá thể để được đơn giản hóa về mặt thủ tục cũng như giảm bớt những khoản thuế mà các bạn phải đóng
  • Nếu với quy mô lớn hơn, các bạn nên thành lập doanh nghiệp để tạo điều kiện cho việc phát triển cũng như tìm kiếm đối tác sau này.

Thứ hai, điều kiện mở phòng khám tư nhân về cơ sở vật chất:

  • Phải có địa điểm cố định, để chứng minh về địa điểm cố định
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ nếu trong quá trình hoạt động có thực hiện các thủ thuật liên quan đến bức xạ, điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  • Nếu phòng khám nha khoa thực hiện thủ thuật về cấy ghép răng (implant) thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn
  • Bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ
  • Có thùng rác y tế đạt chuẩn theo quy định của pháp luật;
  • Có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.

Thứ ba, điều kiện mở phòng khám tư nhân về trang thiết bị y tế:

  • Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám nha khoa như: ghế răng,…
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Thứ tư, điều kiện mở phòng khám tư nhân về nhân sự: điều kiện quan trọng nhất trong các thủ tục mở phòng khám tư nhân

  • Phòng khám nha khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt
  • Trường hợp Bằng tốt nghiệp là bằng bác sỹ đa khoa thì phải có Chứng chỉ định hướng bác sỹ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt
  • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng sau khi có bằng tốt nghiệp
  • Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám nha khoa, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. 

2. Hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục mở phòng khám tư nhân 

Để hoàn thiện thủ tục mở phòng khám tư nhân, các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài) tùy thuộc vào quy mô của từng phòng khám nha khoa (Bản sao hợp lệ)
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (Bản sao hợp lệ)
  • Danh sách đăng ký người hành nghề của phòng khám (theo mẫu)
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám (theo mẫu)
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (theo mẫu)

Nhưng trên thực tế, hồ sơ phải nộp không chỉ đơn giản bao gồm những tài liệu trên mà thường được yêu cầu nộp thêm những giấy tờ sau:

  • Hợp đồng thu gom rác thải rắn
  • Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật mà chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế cấp tỉnh của các tỉnh khác cấp thì cần nộp bổ sung thêm:  Bảng chấm công thực hành; Hóa đơn đóng tiền thực hành; Quyết định phân công người hướng dẫn thực hành, tùy từng trường hợp mà Sở Y tế sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin của người hướng dẫn thực hành như: tên, số điện thoại để chuyên viên liên hệ xác định thông tin;…

2. Đăng ký giấy phép phòng khám tư nhân

2.1 Các hình thức tổ chức của giấy phép mở phòng khám tư nhân

a) Bệnh viện;

b) Cơ sở giám định y khoa;

c) Phòng khám đa khoa;

d) Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;

đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

e) Nhà hộ sinh;

g) Cơ sở chẩn đoán;

h) Cơ sở dịch vụ y tế;

i) Trạm y tế cấp xã và tương đương;

k) Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. 2 Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thỏa điều kiện mở phòng khám tư nhân

1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

2. 3 Điều kiện mở phòng khám tư nhân

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

2. Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.

2.4 Giấy phép hoạt động mở phòng khám tư nhân

1. Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định.

2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động;

b) Phạm vi hoạt động chuyên môn;

c) Thời gian làm việc hằng ngày.

3. Các điều kiện mở phòng khám tư nhân

3. 1 Cơ sở pháp lý mở phòng khám tư nhân

  • Luật 40/2009/QH12
  • Nghị định 87/2011/NĐ-CP
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP

3. 2 Thành phần hồ sơ pháp lý mở phòng khám tư nhân

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép pháp lý mở phòng khám tư nhân theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;

2. Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

3. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

4. Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;

5. Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;

6. Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP;

7. Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

8. Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3.3 Điều kiện mở phòng khám tư nhân

1. Cơ sở vật chất:

a)   Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.

b)   Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông). Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2; Phòng khám, điều trị HIV/AIDS phải có diện tích ít nhất là 18 m2 (không bao gồm khu vực chờ khám), được chia thành hai buồng thực hiện chức năng khám bệnh và tư vấn cho người bệnh.

c)   Ngoài quy định tại các điểm a và b khoản này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện pháp lý mở phòng khám tư nhân sau đây:

–    Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ítnhất là 10 m2;

–    Trường hợp thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

–    Trường hợp thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phòng khám phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

–    Trường hợp thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình thì phòng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

–    Trường hợp thực hiện bó bột thì phòng bó bột phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

–    Trường hợp thực hiện vận động trị liệu thì phòng vận động trị liệu phải có diện tích ít nhất là 20 m2;

–    Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;

–    Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

–    Trường hợp phòng khám, điều trị HIV/AIDS có cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) phải có nơi bảo quản và cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Sở Y tế.

d)   Phải bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.

đ)   Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.

e)   Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.

2. Thiết bị y tế:

a)   Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

b)   Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

c)   Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

3. Nhân sự:

   a)    Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

   – Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.

   – Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.

 Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:

   +     Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;

   + Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;

   + Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;  

   + Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;

   + Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;

   + Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.

   b)    Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

4. Thủ tục mở phòng khám tư nhân hành nghề nha khoa

4.1 Điều kiện hoàn thiện thủ tục mở phòng khám tư nhân hành nghề nha khoa

Bên cạnh các điều kiện chung mà các phòng khám chuyên khoa đều phải tuân thủ thì phòng khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt cũng phải đáp ứng một số điều kiện riêng phù hợp với đặc thù chuyên ngành. Cụ thể về các điều kiện này đã được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tham khảo tại bài viết Điều kiện hoàn thiện thủ tục xin giấy phép hành nghề nha khoa.

4.2 Thủ tục đăng ký giấy phép phòng khám hành nghề nha khoa

Cơ sở chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thủ tục mở phòng khám hành nghề nha khoa gồm:

–   Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);

–  Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài (bản sao chứng thực);

–   Hồ sơ về địa điểm kinh doanh phòng khám: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hợp pháp;

–   Hồ sơ của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phòng khám gồm:

  • CMND/CCCD, sổ hộ khẩu;
  • Bằng tốt nghiệp đại học;
  • Chứng chỉ hành nghề đã được cấp;
  • Văn bản xác nhận thời gian công tác từ đủ 54 tháng của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính kèm theo QĐ tuyển dụng, HĐLĐ, QĐ thôi việc tại nơi xin xác nhận để chứng minh hiện nay không còn làm việc tại cơ sở cũ;
  • Giấy tờ chứng minh chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực theo quy định.

–   Hồ sơ của các nhân viên khác nếu có:

  • CMND/CCCD, sổ hộ khẩu;
  • Bằng tốt nghiệp đại học;
  • Chứng chỉ hành nghề;
  • Hợp đồng lao động với phòng khám.

–   Bộ hồ sơ hệ thống xử lý nước thải: đảm bảo lắp đặt hệ thống xử lý nước thải theo quy định kèm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

–   Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại.

4.3 Trình tự thủ tục mở phòng khám tư nhân hành nghề nha khoa

– Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu tại mục 1 nộp tại Bộ phận một cửa Sở y tế nơi mở phòng khám.

Cán bộ một cửa kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết phiếu tiếp nhận cho người làm thủ tục nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định, cán bộ một cửa hướng dẫn hoàn thiện.

–  Bước 2: Thẩm định cơ sở

Sau khi kiểm tra hồ sơ pháp lý mà đơn vị đã nộp đến Sở y tế, cán bộ của Sở sẽ thành lập đoàn thẩm định xuống trực tiếp phòng khám để thẩm tra cơ sở.

Trên cơ sở kiểm tra hồ sơ và thực tế phòng khám, Sở y tế quyết định việc cấp/không cấp giấy phép hoạt động.

–  Bước 3: Nhận kết quả thủ tục

Người làm thủ tục đến nhận kết quả theo lịch ghi trên phiếu hẹn.

5. Điều kiện chung để được cấp phép mở phòng khám tư nhân

Để được cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân, mỗi phòng khám tư nhân đều cần đáp ứng những điều kiện mở phòng khám tư nhân sau:

  • Thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ các quy định và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành liên quan đến các cơ sở khám chữa bệnh.
  • Có đủ số lượng người hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tư nhân phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
    Và các yêu cầu khác liên quan đến phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám đa khoa:
  • Quy mô: Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh).
  • Cơ sở vật chất: Có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
  • Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
  • Nhân sự: Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh) thuộc Phòng khám đa khoa phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám.

6. Điều bạn đọc còn vướng mắc

1. Phòng khám của tôi được đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài, thế tôi có gặp những khó khăn gì trong quá trình thành lập phòng khám không?

 Vốn tối thiểu khi thành lập công ty kinh doanh phòng khám đa khoa có vốn của nước ngoài thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của ngành nghề đăng ký kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài mở phòng khám đa khoa thì cần chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ.

– Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai vốn điều lệ phù hợp cho công ty kinh doanh phòng khám đa khoa có vốn của nước ngoài. Mức vốn này cũng phụ thuộc vào điều kiện về vốn của doanh nghiệp và quy định từng ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

+ Nếu Doanh nghiệp kinh doanh phòng khám đa khoa đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu liên quan đến vốn, ví dụ như ngành nghề đó yêu cầu về vốn ký quỹ, vốn pháp định thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ ở mức tối thiểu ngang bằng với mức vốn pháp định, như vậy mới được đăng ký kinh doanh. Trường hợp này tuy không giới hạn về mức vốn điều lệ tối đa nhưng lại giới hạn về mức tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.

+ Nếu Doanh nghiệp kinh doanh phòng khám đa khoa đăng ký kinh doanh ngành nghề không có điều kiện liên quan đến vốn, thì có thể thực hiện kê khai vốn điều lệ theo mong muốn cũng như khả năng của doanh nghiệp. Vốn điều lệ ở trường hợp này không bị giới hạn ở mức tối đa hay tối thiểu.

2. Thời gian vừa rồi phòng khám của tôi có sự thay đổi về tên người đứng đầu phòng khám, cho tôi hỏi các thủ tục cần hoàn thành để xin cấp phép hoạt động lại phòng khám bao gồm những gì?

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp hồ sơ tại Sở Y tế;
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;
Bước 3: Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin;
Bước 4: Trả kết quả theo phiếu hẹn.
– Phí thẩm định: 1.500.000 đồng;
– Thời gian: 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.  Làm chủ đầu tư cho một dự án mở phòng khám chuyên khoa da liễu nhưng hiện tại tôi đang gặp khó khăn trong việc đăng ký làm bác sĩ đại diện phòng khám, phía anh/chị luật sư có thể giúp tôi giải đáp khó khăn này không?

Để đảm bảo khả năng quản lý và quyền lợi của mình, chủ đầu tư nên thành lập công ty và để bản thân mình làm người đại diện pháp luật, sau đó thành lập phòng khám trực thuộc công ty. Trong trường hợp này, bác sĩ hợp tác phòng khám được xem là một nhân viên của công ty và chỉ quản lý và chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn.
Liên hệ với Health Law để được tư vấn phương án tối ưu nhé!

4. Tôi đang có ý định muốn mở 1 phòng khám đa khoa tư nhân tại nhà, anh/chị có thể tư vấn giúp tôi mức chi phí cần thiết để hoàn thiện toàn bộ quy trình rơi vào khoảng bao nhiêu vậy?

Với một phòng khám đa khoa tư nhân nhỏ, chi phí vốn tối thiểu cần có khoảng 1,3 tỷ đồng. Với phòng khám lớn hơn thì chi phí rơi vào khoảng 2,5 tỷ.

5. Hiện tại tôi đang có ý định thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực nha khoa, vậy tôi cần đáp ứng những điều kiện nào để sớm hoàn thành thủ tục thành lập công ty?

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực nha khoa bao gồm:
Đối với công ty có vốn trong nước, trước khi thành lập, doanh nghiệp chỉ cần tuân thủ các điều kiện về trụ sở của công ty, người được quyền tham gia kinh doanh…
Đối với công ty thành lập tại Việt Nam nhưng có vốn nước ngoài thì theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO cũng như các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết thì để mở phòng khám nha khoa, vốn đầu tư tối thiểu là 200.000 USD.